top of page
Ảnh của tác giảEduLightenUp

Nội dung Hội thảo tháng 5:  "TNE - Global citizen - Local ImpactsGiáo dục xuyên quốc gia - Kiến tạo công dân toàn cầu"

 

Tối 27/5/2024, Mạng lưới quản lí giáo dục không biên giới - EdulightenUp thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Quản lí giáo dục (ELRD) đã tổ chức Hội thảo online "" TNE - Global citizen - Local Impacts - Giáo dục xuyên quốc gia - Kiến tạo công dân toàn cầu""

Hội thảo do PGS.TS Nguyễn Phú Khánh – Phó Tổng Giám đốc, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Phenikaa - thành viên Ban Điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục không biên giới EdulightenUp điều phối

Hội thảo đã thu hút được gần 100 đại biểu là cán bộ quản lý và các thầy cô làm công tác hướng nghiệp tham gia thông qua nền tảng zoom.


 

Mở đầu hội thảo, Thạc sĩ Hoàng Vân Anh - Giám đốc Giáo dục của Hội đồng Anh đã chia sẻ cho đại biểu những thông tin liên quan đến xu hướng dịch chuyển quốc tế và lợi ích Giáo dục xuyên quốc gia - TNE đối với sinh viên, các cơ sở giáo dục và đối với sự phát triển của giáo dục nước nhà như (i): Xu Hướng, (ii): Lợi ích TNE mang lại; (iii): Bức tranh về TNE tại Việt Nam; (iv): Ý nghĩa của việc này đối với thầy cô và giáo dục tại Việt Nam

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

Bà Hoàng Vân Anh cũng khẳng định vai trò Hỗ trợ của Hội đồng Anh thông qua các hoạt động

+ Hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo VN và Vương Quốc Anh  

+ Xây dựng cổng thông tin TNE

+ Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục TNE

+ Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục TNE

+ Nghiên cứu xu hướng và tác động của TNE; và

+ Các hỗ trợ phát triển Chương trình TNE của Vương Quốc Anh

Cũng trong chương trình, Thạc sĩ Phạm Lệ Thủy (Giám đốc chương trình quốc tế, Trường PTLC Olympia) và Tiến sĩ Nguyễn Bội Quỳnh (Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Hà Nội) đã chia sẻ với đại biểu về 2 case study điển hình ở hai khối trường công lập và tư thục về TNE

Hai diễn giả đều cho rằng việc dịch chuyển xu hướng toàn cầu là rất quan trọng đối với công tác hướng nghiệp trong nhà trường. Vì vậy, Không những học tập các chương trình theo quy định,nhà trường còn xây dựng những lồng ghép với chương trình GDPT 2018, chương trình liên kết, trao đổi với các đối tác nước ngoài để mở rộng và tiếp cận với các chương trình quốc tế, tạo thêm các cơ hội cho học sinh Việt Nam được tham gia các chương trình quốc tế ngay tại đất nước của mình

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

Cô Nguyễn Bội Quỳnh khẳng định rằng định hướng, hướng nghiệp quốc tế cần phải được chuẩn bị từ cấp phổ thông thông qua các hoạt động trải nghiệm, tổ chức các sân chơi tranh biện, khởi nghiệp, tăng cường tiếp cận cho học sinh đối với các Khoa Quốc tến của các trường Đại học trong nước, các trường Đại học Quốc tế …

Tuy nhiên trong quá trình triển khai không tránh khỏi những khó khăn, thách thức: về cơ sở vật chất, về việc lồng ghép hoạt động TNE nhưng vẫn phải đảm bảo các hoạt động và quy định của chương trình chính khóa, ...

 

Dưới góc tiếp cận từ cấp Giáo dục Đại học, PGS.TS Nguyễn Phú Khánh – Phó Tổng Giám đốc, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Phenikaa đã chia sẻ với đại biểu về việc đồng hành cùng TNE từ phía các trường đại học, Cấp đại học là cầu nối TNE từ PHỔ THÔNG đến DOANH NGHIỆP, ngoài ra thầy Khánh cũng đã chia sẻ với đại biểu về những kĩ năng cần thiết đối với học sinh để trở thành một công dân toàn cầu (Global citizen)

 

 


 

Cũng trong chương trình, các đại biểu đã được nghe chia sẻ, thảo luận đến từ rất nhiều thầy cô: PGS.TS Chu Cẩm Thơ, trưởng ban Ban Nghiên cứu và Đánh giá giáo dục, viện Khoa học và Giáo dục Việt Nam; Ông Hoàng Thùy Dương – Phó tổng giám đốc tập đoàn KPMG Việt Nam, TS. Vũ Thị Kiều Anh – Chủ tịch Edmod Việt Nam.

Khách mời đã chia sẻ cho người nghe những kinh nghiệm khi trải qua quá trình làm việc và định hướng nghề nghiệp để chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân

Trân trọng

 

 

 

 


 

24 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page