top of page
Ảnh của tác giảEduLightenUp

Hội thảo Tháng 9: Chuyển hóa lo âu, đón đầu hiệu quả



Tác giả bài viết: cô Trần Thị Ngọc Tuyền - thành viên Ban Điều Hành EduLightenUp.


Theo Báo cáo giám sát của Tổ chức UNESCO, đại dịch đã làm gián đoạn việc học của hơn 1,7 tỷ học sinh, sinh viên trên toàn thế giới tại 192 quốc gia. Covid-19 đã làm thay đổi sâu sắc nền giáo dục thế giới, thúc đẩy các nhà quản lý gấp rút lên phương án cho tương lai, chuyển đổi trưởng học, ứng dụng công nghệ...


Tại Việt Nam, Năm học 2021-2022 là năm học toàn ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, bảo đảm an toàn trường học, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.


Chúng ta nhận thấy, bên cạnh những áp lực kể trên ngoài học sinh thì giáo viên và cả cán bộ quản lý cũng đang phải đối mặt với những thách thức về sức khỏe tinh thần hoặc tổn thương tâm lý do đại dịch. Khó khăn về tâm lý và tình cảm xã hội có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức của thầy cô trước những thách thức hiện tại.


Bản thân giáo viên và cán bộ quản lý có thể đã có những trải nghiệm đau thương của riêng mình, như lo lắng về sức khỏe của bản thân và sức khỏe của những người thân yêu, hoặc chứng kiến những việc đau buồn xảy ra quanh mình... Giống như khuyến nghị được đưa ra trong các quy trình an toàn trên máy bay, cán bộ quản lý, giáo viên cần “đeo bình khí của mình trước khi giúp đỡ người khác.”


Vậy nên một trong các giải pháp quan trọng chính là nhà trường cần cung cấp các nguồn lực cho giáo viên để hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Điều này có thể bao gồm các chương trình chăm sóc sức khỏe, các chính sách an toàn trường học, sự chia sẻ từ chuyên gia nhằm giúp: Tìm các dấu hiệu cho thấy giáo viên bị kiệt sức, rối loạn lo âu... Chuẩn bị cho giáo viên những hiểu biết về khó khăn tâm lý, Bộ công cụ hỗ trợ Tâm lý cho giáo viên và cán bộ quản lý...


Với sự bất định và biến động trong thế giới hiện tại, việc làm sao để bản thân thích nghi và ứng phó hiệu quả, giữ tâm an, trí sáng sẽ giúp cho các thầy cô có thêm nguồn năng lượng, tiếp tục kiên cường bền chí trên hành trình năm học mới. Thấu hiểu và trăn trở cùng khó khăn của toàn ngành, Mạng Lưới Quản Lý Giáo Dục Không Biên Giới, trân trọng tổ chức Hội thảo tháng 09/2021 với nội dung “Chuyển hóa lo âu - Đón đầu hiệu quả” như món quà tinh thần, giúp quý thầy cô có những giờ phút thấu hiểu bản thân, cân bằng cảm xúc.


Ở Hội thảo Tháng 9, chúng ta sẽ được gặp gỡ 2 khách mời đặc biệt:


🧑‍🏫 PGS-TS Trần Thành Nam – một gương mặt quen thuộc trong lĩnh vực Tâm lý học:

  • Tốt nghiệp Thạc sỹ (2010) và Tiến sỹ (2013) chuyên ngành tâm lý tại Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ.

  • Được biết đến với vai trò Giám khảo của cả hai mùa chương trình “Siêu trí tuệ Việt Nam”.

  • Hiện đang công tác tại Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Thành viên của Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam (VAPE).

  • Đã có rất nhiều công trình và bài viết nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý được công bố tại Việt Nam và quốc tế.

🧑‍🏫 Thầy giáo Nguyễn Minh Quý.

  • Hiệu trưởng trường THPT Trần Nguyên Hãn - Thành phố Hải Phòng, là Hiệu trưởng đầu tiên được bổ nhiệm thông qua thi tuyển của Hải Phòng.

  • Diễn giả của chương trình “Cất cánh” trên VTV6 và VTV1.

  • Ba lần được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao bằng Lao động sáng tạo.


Trân trọng,

EduLightenUp

36 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


bottom of page